Nhớ cái ta khác gì với chứng kiến?
Vừa xong tôi đã nói cho các bạn sự khác biệt giữa nội suy xét và nhớ cái ta. Bây giờ, khác biệt giữa nhớ cái ta và chứng kiến.
Vâng, lại có nhiều khác biệt: bởi vì trong nhớ cái
ta nhấn mạnh là vào cái ta. Cũng như trong nội suy xét nhấn mạnh là vào
ý nghĩ, tình cảm, xúc động, tâm trạng, giận dữ, dục, hay bất kì cái
gì, và cái ta bị quên mất; trong nhớ cái ta thì cái ta được nhớ và toàn
thể năng lượng được định tâm vào cái ta, và bạn chỉ nhìn vào tâm trạng,
vào tình huống, vào tình cảm - bạn không nghĩ về nó, bởi vì trong suy
nghĩ cái nhìn bị mất, sự thuần khiết của cái nhìn bị mất.
Chứng kiến là bước xa hơn lên trước. Trong chứng
kiến, thậm chí cái ta bị vứt bỏ; chỉ việc nhớ còn lại. Không phải là tôi
nhớ. Cái "tôi" không còn là một phần của việc chứng kiến. Chỉ có việc
nhớ.... Chứng kiến là chứng kiến cái ta. Nhớ cái ta là bắt đầu; chứng
kiến là kết thúc. Bằng nhớ cái ta bạn bắt đầu nhìn vào giận dữ, giữ bản
thân bạn được định tâm vào cái ta, được kết tinh tại cái ta, nhìn vào
những gợn sóng quanh bạn trong tâm trí. Nhưng khi bạn nhìn vào tâm trí,
dần dần, tâm trí biến mất. Khi tâm trí biến mất và có trống rỗng, thế
thì bước tiếp có thể được lấy: bây giờ, bạn nhìn vào bản thân bạn. Bây
giờ chính năng lượng mà đã nhìn vào giận dữ, dục, ghen tị là tự do - bởi
vì ghen tị, giận dữ, và dục đã biến mất. Bây giờ cùng năng lượng đó
quay lại để nhìn vào bản thân bạn.
Khi cùng năng lượng nhìn vào cái ta, cái ta cũng
biến mất; thế thì chỉ có việc nhớ. Việc nhớ đó là chứng kiến. Trong
chứng kiến không có cái ta. Bạn nhìn vào giận dữ, nhưng khi bạn nhìn vào
bản thân bạn, bạn không còn là bạn: chỉ việc chứng kiến bao la, vô hạn,
không bị chặn. Chỉ tâm thức - vô hạn và bao la, nhưng không có kết tinh
hoá. Điều này phải được hiểu.
Gurdjieff đã làm việc cả đời ông ấy trên phương
pháp nhớ cái ta bởi vì ở phương Tây việc giới thiệu chứng kiến đã gần
như không thể được, bởi vì phương Tây đã từng sống với nội suy xét. Mọi
tu viện Ki tô giáo, họ đã từng dạy về nội suy xét. Gurdjieff đã đưa vào
cái gì đó bên ngoài nội suy xét: ông ấy gọi nó là "nhớ cái ta." Ông ấy
bao giờ cũng nghĩ tới việc đưa vào chứng kiến, nhưng ông ấy không thể
đưa vào được bởi vì chứng kiến chỉ có thể được đưa vào khi nhớ cái ta
được lắng đọng; trước điều đó, nó không thể được đưa vào. Nói về nó
trước khi chín muồi về nhớ cái ta sẽ không đạt tới đâu cả; điều đó sẽ là
vô dụng. Ông ấy chờ đợi lâu, nhưng ông ấy đã không thể đưa điều đó vào
được.
Ở phương Đông chúng ta đã dùng cả hai. Thực ra
chúng ta đã dùng cả ba: nội suy xét dành cho những người tôn giáo rất
bình thường, những người không muốn đi sâu; những người muốn đi sâu, với
họ, nhớ cái ta; và những người muốn đi sâu tới mức họ biến mất trong
chiều sâu đó, với họ, chứng kiến. Chứng kiến là cuối cùng. Bên ngoài
điều đó, không cái gì tồn tại. Bạn không thể là chứng kiến cho người
chứng kiến - bởi vì điều đó nữa sẽ là việc chứng kiến. Cho nên bên ngoài
việc chứng kiến không có khả năng nào để đi: bạn đã đi tới chính chỗ
cuối. Chỗ cuối của thế giới là việc chứng kiến.
Đi từ nội suy xét tới nhớ cái ta, và từ nhớ cái ta
hi vọng một ngày nào đó đi tới việc chứng kiến. Nhưng giữ điều đó trong
tâm trí rằng nhớ cái ta không phải là mục đích. Nó là tốt chỉ như chiếc
cầu, nhưng người ta phải đi qua, người ta phải đi ra ngoài nó.
Trích từ "Yoga: Alpha và Omega - Tập 6"
No comments:
Post a Comment
Note: only a member of this blog may post a comment.