Friday 27 October 2017

Chứng kiến - Đồng nhất

Tảng đá tồn tại, nhưng nó không có kinh nghiệm về sự tồn tại của riêng nó. Không cái gì thiếu khi có liên quan tới sự tồn tại của tảng đá, nhưng nó không có nhận biết về sự tồn tại của nó. Thế rồi có con vật: chúng tồn tại, và chúng cũng ý thức tới sự tồn tại của chúng. Con vật tồn tại và cũng kinh nghiệm sự tồn tại riêng của chúng. Tảng đá tồn tại nhưng nó không có kinh nghiệm của nó, con vật tồn tại và kinh nghiệm nó.
Trong con người, chiều thứ ba của tâm thức bắt đầu. Con người tồn tại chỉ như tảng đá tồn tại, con người kinh nghiệm sự hiện hữu của mình cũng như bất kì con vật nào kinh nghiệm, nhưng con người cũng có thể nhận biết về hai trạng thái khác. Con người có thể tồn tại, con người có thể biết rằng mình tồn tại, và con người cũng có thể biết rằng mình biết rằng mình tồn tại. Việc kinh nghiệm này tại điểm thứ ba được gọi là chứng kiến.
Tảng đá vô ý thức, con vật có ý thức, nhưng con người thậm chí còn có ý thức về việc có ý thức của mình. Con người nhận biết về tâm thức của mình. Nhưng điều này chỉ là tiềm năng trong con người; mọi người không sẵn sàng trong trạng thái này. Nó có thể là như vậy, nhưng nó lại không là hoàn cảnh. Phần lớn con người đều ở mức con vật: họ tồn tại, họ kinh nghiệm rằng họ tồn tại, nhưng họ không có kinh nghiệm về bất kì cái gì của trạng thái thứ ba, của việc chứng kiến. Nhưng đây là điều đúng duy nhất trong trạng thái thức của họ. Trong trạng thái ngủ, họ rơi lại vào cùng trạng thái như tảng đá - tồn tại đấy, nhưng không nhận biết về điều đó.
Khi bạn ngủ, thế thì không có khác biệt giữa trạng thái của bạn và trạng thái của đá. Trong giấc ngủ của mình bạn chỉ giống như tảng đá. Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể nói điều đó theo cách đối lập: tảng đá là hệt như bạn ngoại trừ rằng tảng đá bao giờ cũng trong ngủ sâu. Khi bạn không có kinh nghiệm về việc chứng kiến nhưng bạn lại ý thức về sự tồn tại của mình, thế thì bạn ở trong cùng trạng thái như con vật. Lần nữa, bạn có thể nói điều đó theo cách đối lập: con vật là trong cùng trạng thái như bạn bởi vì nó cũng không kinh nghiệm việc chứng kiến. Và việc sinh của con người thực bắt đầu bằng việc chứng kiến.
Cố hiểu nghĩa của từ chứng kiến đi. Có lẽ đây là từ quan trọng nhất trong toàn thể ngôn ngữ con người, đặc biệt là các từ đã được dùng trong tìm kiếm tâm linh. Chúng ta có thể nói về quá trình chứng kiến về sau, nhưng trước tiên, sẽ là rất tốt nếu bạn có thể hiểu nghĩa của từ này.
Nếu tay bạn bị thương và có đau, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang trong cơn đau. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang trong cơn đau, thế thì chưa có việc chứng kiến đâu. Nếu bạn cảm thấy rằng tay bạn đang trong cơn đau và bạn cũng nhận biết về điều đó, thế thì nhân chứng đã đi vào trong cảm nhận của bạn. Có cơn đói trong dạ dầy bạn, và nếu bạn cảm thấy rằng bạn đói, thế thì không có nhân chứng; bạn bị đồng nhất với cơn đói. Nếu bạn chú ý rằng có cơn đói, nếu bạn nhận biết về điều đó và bạn đơn giản vẫn còn nhận biết; khi bạn không trở nên bị mất hút trong kinh nghiệm này và bạn vẫn còn ở bên ngoài nó, ở một khoảng cách; khi bạn có khoảng cách giữa bạn và kinh nghiệm đó, thế thì khoảng cách này càng lớn, việc chứng kiến sẽ càng lớn. Khoảng cách càng nhỏ, nhân chứng sẽ bị mất. Từ được dùng cho việc thiếu chứng kiến là “đồng nhất” - trở thành bị mất trong cái gì đó.
Việc chứng kiến nghĩa là tách rời khỏi cái gì đó, không bị đồng nhất. Khi một người vẫn còn tách rời với mọi kinh nghiệm của mình - dù nó là đau đớn hay vui thú, dù nó là chết hay sinh, không thành vấn đề cái gì đang xảy ra - khi tâm thức người đó không trở thành một với bất kì cái gì đang xảy ra mà vẫn còn ở ngoài nó, mùi vị của nhân chứng đã bắt đầu. Nếu ai đó quen dùng ngôn ngữ xúc phạm, điều đó lập tức giữ bạn lại; khoảng cách bị phá vỡ. Mũi tên của xúc phạm xuyên vào bạn và khoảng cách bị phá vỡ. Thế thì bạn không nhớ rằng có ai đó người đang xúc phạm, có ai đó người bị xúc phạm - và bạn là một với người đang quan sát cả hai người xúc phạm và người bị xúc phạm.
Trong thực nghiệm thường xuyên của mình với việc chứng kiến, dần dần, dần dần Swami Ramateertha thậm chí đã thay đổi ngôn ngữ của mình. Có lẽ, ngôn ngữ của ông ấy đã thay đổi theo cách riêng của nó bởi vì ông ấy đã thực nghiệm nhiều thế.
Ông ấy ở New York. Vài người xúc phạm ông ấy trên đường, nhưng ông ấy trở về nhà cười to. Ông ấy nói với bạn bè của mình, “Hôm nay là một ngày thật vui! Rama đi ra chợ” - Rama là điều ông ấy tự gọi mình - “và vài người bắt đầu chửi ông ta và xúc phạm ông ta, và ông ta đã phải chịu rắc rối nào đó!”
Bạn ông ta nói, “Ông đang nói dường như ai đó khác đã bị xúc phạm và phải chịu rắc rối.”
Ramateertha nói, “Nhưng đó đích xác là điều đã xảy ra! Bởi vì tôi đã quan sát cả hai - người xúc phạm và người bị xúc phạm.”
Rất khó vẫn còn tách rời khi bạn bị xúc phạm bằng lời. Bạn bỗng nhiên sẽ trở nên hoàn toàn bị đồng nhất và hấp thu việc xúc phạm.
Chính tiềm năng của tâm thức là nó có thể hoặc trở nên bị đồng nhất, hoặc nó có thể ra xa và đứng ở một khoảng cách. Đây là toàn thể tiềm năng của tôn giáo. Nếu tiềm năng này không có đó, thế thì sẽ không có khả năng nào cho tôn giáo tồn tại. Và nếu không có khả năng nào cho trạng thái chứng kiến xảy ra, cũng sẽ không có cách nào để chấm dứt khổ.
Có một triết gia ở Hi Lạp, Epitectus. Có tin đồn về ông ấy rằng ông ấy đã đạt tới trạng thái chứng kiến, nhưng nhà vua không được thuyết phục. Nhà vua nói, “Làm sao người nào có thể chỉ là nhân chứng được? - nhưng chúng ta sẽ thấy...”
Epitectus được triệu tới. Nhà vua cũng triệu tới hai lực sĩ và bảo họ đập gẫy cả hai chân của Epitectus. Epitectus duỗi cả hai chân ra và vua nói, “Sao ông không kháng cự hay tranh đấu lại?”
Epitectus nói, “Tranh đấu là hoàn toàn vô nghĩa bởi vì các lực sĩ khoẻ hơn tôi nhiều. Mọi kháng cự sẽ hoàn toàn là vô ích. Vả lại, kéo dài hành động của tự nhiên này sẽ tạo ra nhiều đau đớn cho Epitectus, cho nên chân ông ta càng bị bẻ gẫy sớm chừng nào, câu chuyện sẽ càng kết thúc sớm chừng ấy.”
Vua nói, “Ông ngụ ý gì?”
Epitectus nói, “Người được gọi là Epitectus, chính là cái tên được trao cho thân thể này và trao cho người ông ấy triệu tới, sẽ bị đau quá nhiều.”
Vua hỏi, “Thế về ông thì sao?”
Epitectus đáp, “Ta sẽ quan sát! Ta sẽ quan sát sự ngu xuẩn của ông, ta sẽ quan sát sức mạnh của các lực sĩ của ông, ta sẽ quan sát rắc rối của Epitectus - ta sẽ quan sát tất cả những điều đó.”
Thế rồi vua nói, “Việc nói chẳng chứng minh được cái gì. Chân ông sẽ phải bị đập gẫy.”
Chân ông ấy bị đập gẫy, và Epitectus liên tục quan sát. Thế rồi ông ấy nói, “Nếu ông xong việc rồi, bây giờ ta muốn đưa Epitectus về nhà.”
Nhà vua bắt đầu khóc! Ông ta chưa bao giờ quan niệm nổi rằng điều này lại là có thể. Ông ta sụp xuống dưới chân Epitectus và hỏi về bí mật của hiểu biết này.
Epitectus nói, “Ngay cả bây giờ ta cũng không phải là người mà ông đang chạm vào chân. Ta đang thấy rằng nhà vua đang khóc. Bây giờ Epitectus lại trong rắc rối, một loại rắc rối khác - bây giờ chân của ông ấy đang bị chạm vào! Một thoáng trước đây chúng đã bị giữ để bị bẻ gẫy, bây giờ chúng lại bị giữ trong kính trọng... nhưng ta đang quan sát tất cả mọi điều này.”
Việc chứng kiến nghĩa là không có sự đồng nhất với bất kì kinh nghiệm về bất kì cái gì - với bất kì kinh nghiệm nào, tôi nói thế! Không kinh nghiệm nào chạm vào bạn cả. Bạn đứng ở một khoảng cách, bên ngoài nó. Sự tách rời của bạn với kinh nghiệm không bị ảnh hưởng bởi bất kì lí do nào.
Khi bạn bước đi trên đường, bạn có thể làm điều đó theo cách bạn vẫn bước, hay bạn cũng có thể bước đi theo cách mà hành động bước đang xảy ra và bạn đang chứng kiến nó, quan sát nó. Sự đồng nhất của bạn với từng hành động sẽ phải bị phá vỡ; sự đồng nhất với tất cả các kinh nghiệm sẽ phải bị bỏ lại đằng sau. Khi bạn đang ăn, bạn có thể ăn theo cách bạn vẫn ăn, nhưng bạn cũng có thể ăn theo cách hành động ăn đang xảy ra và bạn chỉ đang quan sát nó.
Khi bạn bắt đầu trở nên nhận biết theo cách này trong từng mọi khoảnh khắc, thế thì với nỗ lực thường xuyên này để nhận biết, nhân chứng sẽ được sinh ra. Thế thì bên trong bạn sẽ có một tâm thức chỉ quan sát. Nó chỉ là người quan sát, người biết; nó không bao giờ là người làm.
Dù đó là trong trạng thái thức hay trong trạng thái mơ hay trong trạng thái ngủ, trong từng trạng thái đó, mọi kinh nghiệm đều có ba khía cạnh: hiện tượng của việc kinh nghiệm, đối thể của kinh nghiệm, và người kinh nghiệm. Đối thể của kinh nghiệm là điều bạn kinh nghiệm hay có liên quan theo cách nào đó. Nếu bạn đang ăn, thế thì thức ăn là đối thể của kinh nghiệm; bạn ăn nó, cho nên bạn là người kinh nghiệm, người làm hành động này; và mối quan hệ giữa đối thể của kinh nghiệm và người kinh nghiệm là hiện tượng kinh nghiệm. Việc kinh nghiệm là mối quan hệ giữa hai điều này. Hay bạn cũng có thể hiểu nó theo cách này: mặt trời mọc và bạn đang ngắm nhìn nó: mặt trời là cái được thấy, bạn là người thấy, và mối quan hệ giữa hai điều này là việc thấy. Chiếc gai đâm vào chân bạn và nó gây đau: cái đau là cái được biết, bạn là người biết, và cây cầu giữa hai điều này là việc biết, việc cảm nhận.
Mọi kinh nghiệm đều có thể được chia ra thành ba khía cạnh này: đối thể ở bên ngoài bạn và là cái mà bạn, người kinh nghiệm, đang kinh nghiệm; cái tôi đây, bản ngã, cái đang kinh nghiệm, và cây cầu, mối quan hệ giữa hai điều này, cái là kinh nghiệm. Bạn có thể hiểu ba điều này. Và nếu có cái gì đó ở bên ngoài ba điều này, cái thứ tư, cái cũng ở bên trong bạn, là nhân chứng.
Nếu có chiều thứ tư bên trong bạn đang quan sát ba điều này từ bên trên - cái đang quan sát thc ăn được ăn, người đang ăn và cây cầu của việc kinh nghiệm giữa hai điều này - nếu cái gì đó trong bạn có thể quan sát toàn thể mọi sự từ một khoảng cách, thế thì khả năng thứ tư này được gọi là nhân chứng.
Bạn kinh nghiệm ba điều đầu tiên, nhưng bạn không kinh nghiệm điều thứ tư. Bạn kinh nghiệm chỉ ba trạng thái của tâm thức mà tôi đã nhắc tới trước đây. Trong cả trạng thái thức và mơ, chỉ có cái được kinh nghiệm, người kinh nghiệm và kinh nghiệm. Khi bạn đi vào ngủ sâu, thế rồi khi bạn thức dậy vào buổi sáng bạn nói, “Sảng khoái làm sao! Giấc ngủ của tôi thảnh thơi và dễ chịu làm sao!” Cảm nhận này về vui thích rút lại thành sự phân chia giữa cái được kinh nghiệm, người kinh nghiệm và kinh nghiệm - nhưng bạn chẳng có ý tưởng nào về cái thứ tư. Trong tất cả những kinh nghiệm này, bạn thậm chí không có một thoáng nhìn về cái thứ tư.
Thiền là cách để đánh thức trạng thái thứ tư, để gợi mở nó, để cho nó một cơ sở và để đi vào nó. Bất kì điều gì bạn có thể làm, trở nên nhận biết về ba điều này và chú ý liệu điều thứ tư cũng có đó không. Và khi bạn tiếp tục nhớ nó, điều thứ tư sẽ bắt đầu nảy sinh ra - bởi vì nó thức tỉnh chỉ qua việc hồi tưởng. Không có cách khác để đánh thức nó.


Từ "Chuyến bay từ một mình tới một mình"
Nguồn : Internet. Người dịch : Chưa rõ danh tính

Thursday 26 October 2017

Thầy ném bạn về chính bản thân mình

Về sau tôi cảm thấy thầy đã ném tôi trở về với chính mình ngày một nhiều.
Tôi phải ném bạn vào đâu khác được nữa? Đó là chỗ duy nhất! Đó là nơi bạn thuộc vào.

Toàn bộ nỗ lực của thầy là để đem bạn trở về nhà, để ném bạn trở lại bản thân mình, để làm bạn thành cái mà bạn được ngụ ý là, để giúp bạn là chính bản thân mình. Nếu có một thầy giáo nào đó giả vờ làm bạn thành ai đó khác, hãy cẩn thận! Hãy trốn thoát khỏi người đó. Người đó giống như thuốc độc. Người đó sẽ phá huỷ bạn.

Tôi không cố làm cho bạn thành cái gì đó khác hơn mà bạn không phải thế. Tôi chỉ giúp bạn là chính mình - dù bạn là ai, dù Allah muốn bạn là bất kì ai. Tôi chỉ có thể hợp tác với ý chí của Allah; tôi không ở đây để can thiệp. Dù bạn định là bất kì cái gì, dù định mệnh của bạn là bất kì cái gì, tôi chỉ giúp đỡ bạn hướng tới định mệnh đó. Tôi không can thiệp.

Rồi một hôm bỗng nhiên bạn sẽ thấy mình đã trở nên hoàn toàn độc lập, tuyệt đối là bản thể đích thực riêng của mình. Đó sẽ là ngày hạnh phúc cho tôi, và đó sẽ là ngày cho lòng biết ơn của bạn. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn. Ngày đó bạn sẽ hiểu tại sao tôi lại cứ liên tục ném bạn trở về với chính mình. Tôi không muốn trở thành cái nạng cho bạn. Tôi muốn các chi riêng của bạn đủ mạnh - tôi không muốn là cái nạng. Tôi không muốn trở thành đôi mắt của bạn, bởi vì điều đó sẽ là điều không thể được. Bạn sẽ bị lừa.

Tôi không muốn trao cho bạn điều tôi biết. Ngay chỗ đầu tiên, điều đó đã không thể được trao. Điều thứ hai, nếu như nó được trao thì nó ngay lập tức bị biến chất. Khoảnh khắc nó đạt tới bạn, nó trộn lẫn với bạn, nó bị biến chất.

Tri thức là có thể chỉ khi mắt bạn mở, khi nó là trí huệ riêng của bạn, khi bạn có sự sáng tỏ. Tôi không trao cho bạn câu trả lời - tôi chỉ cố gắng lấy đi các câu hỏi. Bạn hãy nhớ lấy điều đó! Tôi không trao cho bạn câu trả lời nào; đó là lí do tại sao câu trả lời của tôi lại mang tính lảng tránh thế, vòng vo thế. Tôi chỉ muốn lấy đi cái gai câu hỏi khỏi trái tim bạn.

Câu trả lời của tôi chỉ là mẹo. Một khi câu hỏi đã biến mất, bạn là câu trả lời. Và không có nhiều câu trả lời, bạn hãy nhớ - chỉ có một câu trả lời bởi vì chỉ có một cuộc sống và chỉ có một câu hỏi. Bởi vì bạn không biết câu trả lời nên bạn cứ đi hỏi cả nghìn lẻ một câu hỏi.

Tôi không cung cấp cho bạn bất kì câu trả lời nào đâu. Thực tế, tôi đang kéo đi chính mảnh đất dưới chân bạn. Tôi sẽ để cho bạn treo trên vực thẳm, vực thẳm không đáy. Bạn sẽ hoảng sợ.

Toàn bộ công việc của tôi là giúp bạn không bị hoảng sợ, giúp bạn giữ lòng dũng cảm - bởi vì một khi bạn cho phép bản thân mình rơi vào trong vực thẳm… tâm trí vô suy nghĩ, tâm trí vô ý nghĩ là vực thẳm, bởi vì nó là vô trí. Khi câu hỏi không có, tâm trí ở đâu? Thế thì tâm trí đã biến mất. Và cùng với tâm trí bản ngã biến mất. Và cùng với tâm trí tôi và bạn biến mất. Cùng với tâm trí thầy và đệ tử biến mất. Cùng với tâm trí mọi sự phân biệt biến mất. Bạn bắt đầu rơi.

Nếu bạn cho phép tôi và nếu bạn hợp tác với tôi, thì tôi sẽ giúp bạn rơi như chiếc lông… dần dần vào vực thẳm trống rỗng của bản thể… Đó là câu trả lời!

Câu trả lời là bản thể bạn. Câu hỏi tới từ tâm trí bạn. Tâm trí không phải là bản thể bạn. Hãy không có tâm trí. Hãy vượt ra ngoài tâm trí.

Bạn sẽ muốn níu bám lấy tôi, bởi vì điều đó rất rẻ và dễ dàng. Bạn có thể đổ mọi trách nhiệm của mình lên tôi. Bạn có thể nói, "Bây giờ thầy chăm nom." Và bạn có thể cứ sống cuộc sống của mình theo cách bạn đã sống.

Đó là điều mọi người vẫn làm trên thế giới này: họ chọn một thầy, họ buông xuôi, và họ nói, "Bây giờ con đã kết thúc - bây giờ thầy chăm nom cho con." Và họ cứ sống theo cùng cách cũ! Cùng sự không trung thực đó, cùng nghi ngờ đó, cùng cái giả tạo đó, cùng điều hoang đường đó - họ cứ tiếp tục; cứ dường như là họ đã làm tất cả những gì họ cần phải làm. Điều này chẳng ích gì.

Buông xuôi không phải là ném đi mọi trách nhiệm. Buông xuôi đơn giản là chỉ báo về sự tin cậy, rằng bạn tin cậy vào con người này. Bây giờ bất kì điều gì người đó nói, bạn sẽ làm. Buông xuôi là sự bắt đầu của nỗ lực lớn! Buông xuôi là sự bắt đầu của cuộc hành trình lớn. Buông xuôi là đi vào trong dòng chảy.

Khi bạn buông xuông theo tôi, bạn chỉ buông xuôi theo tôi để cho tôi có thể làm cho bạn thành bản thân mình. Bạn đã thử theo cách riêng của mình và bạn đã thất bại. Bạn đã thử và theo nhiều người và bạn đã thất bại - bởi vì những người đó không thực quan tâm tới bạn; họ quan tâm tới ý tưởng riêng của họ. Ai đó đang cố làm cho bạn thành người Ki tô giáo.
Ai đó đang cố làm cho bạn thành người Hindu. Ai đó đang cố đổi bạn thành người Mô ha mét giáo. Họ quan tâm theo cách riêng của họ. Họ có ý tưởng riêng của họ để áp đặt lên bạn. Bạn là nạn nhân. Với tôi, tôi không cố gắng làm bạn thành người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Jaina hay Phật tử - tôi đơn giản cố gắng làm cho bạn chỉ là người mà bạn đang là, người mà bạn được ngụ ý là, người mà Thượng đế muốn bạn là.

Đó là lí do tại sao tôi lại cứ trả lời những người khác nhau theo các cách khác nhau. Về sau bạn sẽ không có khả năng hình dung ra đây là cái kiểu người gì, đây là cái loại người gì. Nếu bạn nhìn qua tất cả các sách của tôi, thì bạn sẽ không có khả năng phân loại nó ra - hệ thống gì vậy? Không có hệ thống - bởi vì cách tiếp cận của tôi là cá nhân. Tôi nói điều này với người này, và ngay lập tức nói lại nói chính điều đối lập với người khác.

Mới đêm qua, với người này tôi nói, "Bạn hãy trở thành sư Phật giáo đi - hãy hoàn toàn thoát khỏi bản năng dục của mình, hãy quên nó đi." Và ngay lập tức sau người đó, với người khác tôi nói, "Bạn hãy ham mê - bạn hãy đi vào trong quan hệ." Bây giờ, sẽ khó cho bất kì ai muốn rút ra đây là kiểu hệ thống gì.

Cách tiếp cận của tôi mang tính cá nhân. Tôi nói với một người, thế thì tôi quên đi cả thế giới. Và khi tôi nói với người này, thì tôi không quan trọng - người đó mới quan trọng. Khi tôi nói với một người, tôi không nói từ ý thức hệ. Tôi không có hệ thống đã làm sẵn; tôi không cố gắng áp người đó vào hệ thống đó, bởi vì điều đó sẽ là vô nhân đạo, điều đó sẽ là bạo hành.

Và bất kì khi nào bạn thấy một thánh nhân cố gắng áp bạn vào hệ thống nào đó, cố gắng bắt buộc bạn vào hệ thống nào đó, thì hãy nhớ, người đó là kẻ sát nhân, người đó rất bạo hành. Bạo hành của người đó có thể được bọc đường - mọi cái gọi là mahatmas của bạn đều giống thế, rất bạo hành, những người cực kì bạo hành; cố gắng ấn bạn vào khuôn đúc. Khuôn đúc đã được chế sẵn. Khuôn đúc đã có đó khi bạn còn chưa có đó; khi bạn tới, khuôn đúc đã có rồi - bạn phải khớp với khuôn đúc.

Khi bạn tới tôi, tôi không có khuôn đúc nào cả. Tôi không làm bạn khớp vào cái gì đó. Tôi chỉ nhìn vào trong bạn và tôi thử xem liệu năng lượng bên trong nhất của bạn có chuyển động hay không, và tôi giúp nó chuyển động theo hướng đó. Đó là con đường của bạn. Đó là nơi bạn nên hiện hữu. Bạn không dũng cảm đi vào trong nó; tôi giúp bạn, tôi cho bạn lòng dũng cảm. Tôi cho bạn lời hứa rằng "Tôi cùng với bạn, bạn cứ đi đi - bạn đừng lo nghĩ." Nhưng tôi giúp bạn là chính bạn.

Và với tôi tôn giáo có nghĩa là tự do cho từng cá nhân, tuyệt đối tự do cho từng cá nhân. Tất nhiên, trong tự do đó có bao hàm kỉ luật lớn lao - nhưng kỉ luật đó phải nảy sinh ra từ tâm thức riêng của bạn; nó phải không bị áp đặt bởi bất kì ai khác. Nhưng ngay bây giờ, khi bạn còn đang trong quá trình, bạn sẽ không có khả năng hiểu được nó một cách toàn bộ. Ngày bạn tới nơi, bạn sẽ hiểu con người này đã làm gì cho bạn. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn.

Có một câu chuyện về một nhà sư Trung Quốc tổ chức lễ mừng thọ. Ai đó hỏi, "Sao ông lại làm lễ mừng thọ? Chuyện gì xảy ra vậy?"

Ông ta nói, "Đây là ngày sinh của thầy tôi."

Thầy đã chết rồi, nhưng người hỏi vẫn băn khoăn. Anh ta nói, "Nhưng như tôi nhớ, ông đã tới thầy đó nhiều lần và ông ấy bao giờ cũng từ chối trở thành thầy ông - vậy tại sao ông lại làm lễ mừng? Bởi vì cuộc lễ này chỉ được tổ chức bởi đệ tử đã được thầy chấp nhận. Cho nên tại sao ông lại bận tâm? Trong thực tế, ông ấy đã bác bỏ ông biết bao nhiêu lần!"

Người này bắt đầu cười to. Ông ta nói, "Bởi vì ông ấy đã bác bỏ tôi, nên tôi đã rơi vào chính mình. Và cái ngày tôi nhận ra bản thể mình, tôi cảm thấy biết ơn ông ấy. Ông ấy là thầy tôi. Nếu như ông ấy mà không bác bỏ tôi thì tôi đã có thể không đạt tới - bởi vì trong thực tế tôi đã cố gắng tìm sự hỗ trợ nào đó, tìm ai đó để dựa vào. Tôi đã không thật quan tâm tới việc trở thành tuyệt đối cá nhân và tự do.

"Tôi đã nói về giải thoát, nhưng tôi lại không thực cố gắng được giải thoát. Tôi đã cố gắng tìm cái lồng đẹp, nhà tù đẹp - nhà tù linh thiêng nào đó, hình mẫu tôn giáo nào đó. Nhưng con người này lại đơn giản không thể tưởng tượng nổi! Bao nhiêu lần tôi đã lại gần ông ấy! - và ông ấy cứ tống tôi ra, và ông ấy sẽ nói, 'Cút về đi! Ta không là thầy anh.' Và bây giờ tôi biết ông ấy là thầy tôi và đây là giáo huấn của ông ấy. Việc bác bỏ của ông ấy là sự chấp nhận của ông ấy, bởi vì ông ấy có thể thấy qua tôi rằng đây là cách duy nhất tôi có thể trưởng thành. Đó là lí do tại sao ông ấy đã bác bỏ tôi. Nhưng bởi việc bác bỏ tôi thì ông ấy đã chấp nhận tôi."

Bạn có thể thấy ra vấn đề từ đó không? Tôi sẽ cứ ném bạn về bản thân mình. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương. Đôi khi một vết thương lớn sẽ nảy sinh trong bạn. Nhưng một ngày nào đó, cuối cùng khi bạn về nhà, bạn sẽ biết ơn là tôi chưa bao giờ trở thành cái nạng cho bạn.

Trích từ "Kỉ luật của siêu việt - Tập 3"

Wednesday 25 October 2017

Brahman

Từ upanishad không chỉ ngụ ý về những sách mà chúng ta gọi là Upanishad. “Upanishad” nghĩa là bí ẩn. Nó ngụ ý chìa khoá huyền bí mở ra cánh cửa tới điều thiêng liêng. Cho nên khi hiền nhân này nói rằng tất cả các Upanishad đều là chân dung của brahman, ông ấy đang nói rằng tất cả mọi con đường của huyền bí, mọi lời, mọi kinh sách mà mở ra cánh cửa tới điều thiêng liêng thì đều là chân dung của brahman. Và cũng thú vị khi ông ấy nói các kinh sách đó, các lời, các điều huyền bí và con đường trong bản thân chúng đều có thể là điều thiêng liêng.

Có hai điều đáng hiểu ở đây. Brahman là vô hình dạng; nó không có hình, nó không có dạng. Chúng ta không thể nào quan niệm được nó. Chúng ta không thể vẽ ra một đường quanh nó hay cho nó bất kì định nghĩa nào. Brahman, như nó vậy, là vô dạng; sự tồn tại, như nó vậy, là vô dạng. Các nhà huyền môn đã cố gắng kẻ ra một đường quanh cái vô dạng, mặc dầu điều này là không thể được. Và cho dù có khả năng vẽ ra đường, thì họ cũng không bao giờ có thể giải quyết được điều bí ẩn tối thượng. Nhưng qua những đường và hình dạng này, những người chỉ có thể hiểu được đường, định nghĩa, có thể được giúp đỡ để đi tới cái vô hình dạng. Họ đã đem hình dạng tới chỉ cho những người không thể hiểu được cái vô dạng một cách trực tiếp, để cho họ có thể nắm được nó trong tay mình, và từ hình dạng đó họ dần dần có thể được dẫn vào cuộc hành trình của họ hướng tới cái vô hình dạng. Chỉ bằng việc cho họ hình dạng nào đó họ dần dần có thể được dẫn đi xa khỏi mọi hình dạng.

Chúng ta cho đứa trẻ nhỏ đồ chơi để chơi và thế rồi nó rơi vào tình yêu với đồ chơi này. Không có đồ chơi đó đứa trẻ không thể ngủ được vào ban đêm. Và nếu nó thức dậy giữa đêm và không tìm thấy đồ chơi đó, nó sẽ trở nên bất ổn như người bị xa cách khỏi người yêu của mình. Vậy mà một ngày sẽ sớm tới khi đồ chơi này sẽ bị bỏ lại đó, nằm trong góc nhà nào đó. Nhưng một điều đáng quan tâm là ở chỗ mặc dầu đồ chơi sẽ nằm trong góc nhà, tình yêu mà đứa trẻ đã trải qua đồ chơi đó sẽ tiếp tục. Mối quan hệ yêu đã được hình thành với đồ chơi này, mối tiếp xúc đã xảy ra, việc nhận ra và những kinh nghiệm nó đã có, cánh cửa tới tình yêu đã được mở ra, sẽ vẫn còn với nó. Ngày mai đồ chơi này sẽ bị quên lãng trong góc nào đó, nhưng bất kì khi nào người này yêu bất kì ai, hãy nhớ rằng sự đóng góp của đồ chơi đó cũng sẽ có đó trong tình yêu này.

Tuy nhiên cũng có thể xảy ra là đứa trẻ này sẽ lớn lên về thể xác nhưng sẽ vẫn còn là đứa trẻ về tinh thần. Nó có thể bắt đầu yêu ai đó và thế rồi bắt đầu kêu khóc vì người đó theo cùng cách nó có thời đã kêu khóc vì đồ chơi bị mất. Nó sẽ hoàn toàn quên mất rằng có thời nó đã kêu khóc nhiều vì đồ chơi của mình nhưng nó đã bỏ lại đồ chơi đằng sau, chưa bao giờ nhớ lại điều đó lần nữa. Nó đã quên tất cả về đồ chơi đó bây giờ.

Nhưng nếu đứa trẻ nào lớn lên ở bên trong, không chỉ về thể chất mà cả về tâm lí nữa, nếu nó chín chắn bên trong, thế thì nó thậm chí sẽ quên tất cả về những đồ chơi người lớn bên ngoài. Nhưng mối tiếp xúc và sự nuôi dưỡng nó đã nhận được từ tất cả những đồ chơi người lớn đó sẽ làm giầu sâu sắc cho thế giới nội tâm của nó. Tình yêu của nó một ngày nào đó sẽ lớn lên thành sự thành tâm. Và vào một ngày nào đó tình yêu của nó trở thành sự thành tâm và vươn tới điều thiêng liêng, nó sẽ quên các người yêu, những đồ chơi của tuổi trưởng thành và tuổi niên thiếu của nó mà đã giúp nó đạt tới trạng thái này. Nhưng dầu vậy, đóng góp của những kinh nghiệm này sẽ có đó trong sự thành tâm của nó.

Ngay cả sự thành tâm cũng không được hoàn thành chừng nào bản thân người thành tâm còn chưa trở thành điều thiêng liêng. Một ngày nào đó, đồ chơi cuối cùng, điều thiêng liêng, cũng sẽ bị bỏ đi. Chỉ thế thì tình yêu, cái còn lại đằng sau tất cả những kinh nghiệm của người đó, sẽ còn lại. Tất cả các đồ chơi sẽ bị bỏ đi, nhưng điều mà đồ chơi đã giúp người đó kinh nghiệm sẽ còn lại. Tất cả mọi hình dạng sẽ biến mất, nhưng tình yêu vô hình sẽ cứ lớn lên dần dần. Tình yêu cứ tích luỹ, và một ngày sẽ tới khi người thành tâm đã trở thành tình yêu thuần khiết; ngay cả người yêu cũng sẽ biến mất. Vào ngày đó, người sùng kính đã trở thành điều thiêng liêng.
_________________
Herenow-Consciousness-Alert

Trả lời sau 24 tiếng

Gurdjieff thường nói rằng cả đời ông ấy đã được thay đổi bởi vì khi ông của ông ấy sắp chết, Gurdjieff lúc đó mới chín tuổi, người ông gọi ông ấy tới và bảo ông ấy, "Ông là người nghèo và ông chẳng có gì để cho cháu, nhưng ông muốn cho cái gì đó. Điều duy nhất ông đang mang như kho báu là điều này, điều này đã được trao cho ông bởi bố của ông.... Cháu còn rất trẻ, nhưng nhớ lấy nó. Một ngày nào đó cháy sẽ hiểu - cháu cứ nhớ lấy nó. Một ngày nào đó cháu sẽ hiểu. Ngay bây giờ ông không hi vọng cháu có thể hiểu được, nhưng nếu cháu không quên, một ngày nào đó cháu sẽ hiểu." Và đây là điều ông ấy đã nói cho Gurdjieff "Nếu ai đó xúc phạm cháu, trả lời người đó sau hai mươi bốn giờ đã trôi qua."
Nó trở thành việc biến đổi, bởi vì làm sao bạn có thể phản ứng được sau hai mươi tư giờ? Phản ứng cần ngay tức khắc. Gurdjieff nói, "Ai đó sẽ xúc phạm tôi hay ai đó sẽ nói cái gì đó sai, và tôi sẽ phải nói, 'Mai tôi sẽ tới. Chỉ sau hai mươi tư giờ tôi mới được phép trả lời - và tôi đã hứa với ông tôi và ông đã chết, và lời hứa không thể được rút lại. Nhưng tôi sẽ tới.'" Người đó chắc phải đã chưng hửng. Người đó sẽ không có khả năng hiểu được vấn đề là gì.
Và Gurdjieff sẽ nghĩ về điều đó. Ông ấy càng nghĩ, nó sẽ càng có vẻ vô dụng hơn. Thỉnh thoảng ông ấy sẽ cảm thấy rằng người kia là đúng, bất kì điều gì người đó đã nói đều đúng. Thế thì Gurdjieff sẽ đi và cám ơn người đó, "Ông đã chiếu sáng lên cái gì đó mà tôi không nhận biết." Thỉnh thoảng ông ấy sẽ đi tới biết rằng người kia là tuyệt đối sai. Và khi người kia là tuyệt đối sai, sao bận tâm? Không ai bận tâm về dối trá. Khi bạn cảm thấy đau, phải có chân lí nào đó trong nó; bằng không bạn không cảm thấy đau. Thế nữa chẳng có ích gì mà đi.
Và ông ấy nói, "Điều đó xảy tới nhiều lần tôi thử công thức của ông tôi, và dần dần giận dữ biến mất" - và không chỉ giận dữ - dần dần ông ấy trở nên nhận biết rằng cùng kĩ thuật đó có thể được dùng cho các xúc động khác: và mọi thứ biến mất. Gurdjieff là một trong những đỉnh cao nhất mà đã từng được đạt tới trong thời đại này, vị phật. Và toàn thể cuộc hành trình bắt đầu với một bước rất nhỏ, lời hứa được đưa ra cho một ông già sắp chết. Nó đã làm thay đổi cả đời ông ấy.

Trích từ "Yoga: Alpha và Omega - Tập 5"

Sống-Yêu-Chết

Cái gì là điều bí ẩn vĩ đại nhất của sự tồn tại? Nó không phải là cuộc sống đâu, nó không phải là tình yêu đâu - nó là cái chết.
Khoa học cố gắng hiểu cuộc sống; do đó nó vẫn còn là bộ phận. Cuộc sống chỉ là một phần của bí ẩn toàn bộ, và là một phần rất tí hon - hời hợt, chỉ trên chu vi. Nó không có chiều sâu, nó nông cạn. Do đó khoa học vẫn còn nông cạn. Nó biết nhiều và nó biết rất chi tiết, nhưng tất cả mọi việc biết của nó vẫn còn hời hợt - dường như bạn biết đại dương chỉ qua các con sóng của nó và bạn chưa bao giờ chìm sâu vào trong nó, và bạn không biết cái vô hạn của nó.

Cuộc sống là hữu hạn, nhất thời. Khoảnh khắc này nó có đó, khoảng khắc tiếp nó mất rồi. Nó là làn gió thoảng, tới rồi đi... nó không tồn tại lâu. Do đó tuyên bố của khoa học rằng nó biết chân lí là không đúng. Nó chỉ biết chân lí bộ phận, và tuyên bố cái bộ phận như cái toàn thể là một trong những điều ngớ ngẩn của cách tiếp cận khoa học. Điều nó biết là đúng, nhưng điều đó không phải là chân lí toàn thể. Và khoảnh khắc bạn tuyên bố rằng cái bộ phận là cái toàn thể, bạn thậm chí còn làm sai cái bộ phận đi.

Yêu là ở chặng giữa. Nó ở đích xác giữa sống và chết. Nó là nửa sống, nửa chết; do đó mới có nỗi sợ của yêu. Chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng chết, bạn không thể biết yêu được - mặc dầu bằng việc chết bạn trở nên sống động hơn. Chính là qua cái chết mà tình yêu phục sinh bản thân nó lặp đi lặp lại. Chính là bằng việc biến mất mà nó xuất hiện đi xuất hiện lại.

Tình yêu còn bí ẩn nhiều hơn là bản thân cuộc sống, bởi vì nó có cuộc sống trong nó và có cái gì đó còn hơn nữa: sống cộng với chết. Năm mươi phần trăm của tình yêu là cuộc sống, năm mươi phần trăm là cái chết. Và chỉ những người sẵn sàng chết mới biết cuộc sống của tình yêu. Những người sợ chết sẽ không bao giờ đi vào được bí ẩn của tình yêu.

Nghệ thuật làm bùng nổ thế giới của tình yêu. Do đó nghệ thuật còn đúng hơn là khoa học, đi sâu hơn khoa học. Tầm nhìn của nghệ sĩ hàm chứa nhiều hơn tri thức khoa học có thể hàm chứa, mặc dầu cách thức của nghệ thuật là hoàn toàn khác với cách thức của khoa học. Nó phải khác chứ. Khoa học có thể mang tính khách quan bởi vì nó là ngoại vi. Nghệ thuật không thể tuyệt đối khách quan được; nó năm mươi phần trăm khách quan, năm mươi phần trăm chủ quan. Nó không thể tự do với người quan sát được.

Khoa học cố gắng tuyệt đối tự do với người quan sát; người quan sát phải không đi vào trong nó, phải không tham gia, phải vẫn còn tuyệt đối trung lập, không là người tham gia, mà là khán giả. Người đó phải không được đem bản thân mình vào trong nó. Đó là cái nhìn khoa học.

Nhưng làm sao bạn có thể tránh được người biết? Nếu bạn thực sự muốn biết, người biết nhất định đi vào trong tri thức.

Bây giờ nhiều nhà khoa học nhậy cảm đang trở nên tỉnh táo với hiện tượng là không thể nào tuyệt đối vô tư được: người quan sát nhất định bị phản xạ bởi việc quan sát của mình. Người đó không thể là khán giả thuần khiết được. Người đó sẽ diễn giải, người đó sẽ lí thuyết hoá, người đó sẽ tạo ra các giả thuyết và người đó sẽ đi qua các giả thuyết của mình. Người đó sẽ chọn lựa bởi vì các chi tiết là vô hạn. Người đó sẽ phải hội tụ.

Ai sẽ quyết định hội tụ vào đâu, chọn cái gì, không chọn cái gì, đi theo hướng nào? Bởi vì sự tồn tại là đa chiều và bạn không thể đi theo tất cả các chiều đồng thời được, bạn chỉ có thể đi theo một chiều thôi, tất yếu là điều bạn biết sẽ bị ảnh hưởng bởi người biết. Nhưng điều này đã từng là hiểu biết của nghệ thuật từ chính lúc bắt đầu.

Khi nhà khoa học nhìn vào hoa ông ấy cố gắng chỉ là người quan sát. Ông ấy đơn giản ghi chép về điều ông ấy thấy; ông ấy không đem mơ của mình vào, không đem tầm nhìn của mình vào việc quan sát. Nhà thơ có nhiều tự do hơn, hoạ sĩ có nhiều tự do hơn. Ông ấy đi sâu hơn vào trong hiện tượng hoa này. Ông ấy tham gia vào bí ẩn của nó, ông ấy không tách rời; trong vài khoảnh khắc ông ấy trở thành một với nó. Có những khoảnh khắc mà nhà thơ nhảy múa cùng hoa - trong gió, trong mưa, trong ánh mặt trời. Có những khoảnh khắc mà nhà thơ trở thành hoa, khi người quan sát là vật được quan sát. Có những khoảnh khắc khi nhà thơ không chỉ nhìn vào hoa mà nhìn qua hoa, trở thành đôi mắt của hoa. Một cách tự nhiên, ông ấy chìm sâu hơn khoa học; ông ấy đem tới viên kim cương lớn hơn nhiều, những đá quí hơn nhiều.

Thơ ca, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc - chúng tới gần thực tại hơn bởi vì chúng sẵn sàng để tham gia. Nhưng chúng chỉ là ở lưng chừng.

Tôn giáo về căn bản liên qua tới cái chết. Cái chết chứa tất cả: cái chết chứa cuộc sống, cái chết chứa tình yêu, và cái gì đó còn hơn thế mà cả cuộc sống không chứa được nó mà tình yêu cũng không thể chứa được. Cái chết là việc tích luỹ của tất cả, là cao trào, là đỉnh cao nhất. Cuộc sống là cơ sở, cái chết là đỉnh cao - tình yêu nằm đâu đó ở giữa.

Người tôn giáo, nhà huyền môn, cố gắng thám hiểm bí ẩn này của cái chết. Trong việc thám hiểm bí ẩn của cái chết, người đó đi tới biết cuộc sống là gì, tình yêu là gì. Những điều đó không phải là mục đích của người đó. Mục đích của người đó là xuyên thấu vào cái chết, bởi vì dường như chẳng có gì bí ẩn hơn cái chết. Tình yêu có bí ẩn nào đó bởi vì cái chết, và cuộc sống cũng có bí ẩn nào đó bởi vì cái chết.

Nếu cái chết biến mất thì sẽ không có bí ẩn nào trong cuộc sống cả. Đó là lí do tại sao vật chết lại không có bí ẩn trong nó. Cái xác không có bí ẩn nào trong nó, bởi vì nó không thể chết thêm nữa được. Bạn nghĩ nó không có bí ẩn nào bởi vì cuộc sống đã biến mất sao? Không, nó không có bí ẩn nào bởi vì bây giờ nó không thể chết hơn nữa được. Cái chết đã biến mất, và cùng với cái chết tự động cuộc sống biến mất. Cuộc sống chỉ là một trong những cách thức diễn đạt của cái chết.

Cái xác không có bí ẩn nào bởi vì, với sự biến mất của cái chết, tình yêu mất đi. Mới một khoảnh khắc trước đã có bí ẩn lớn lao; bây giờ chỉ có cái không. Bạn chỉ có thể đi và chôn người chết hay thiêu người chết. Dấu chấm hết đã tới. Quá trình này đã dừng lại rồi. Chính cái chết mới giữ cho quá trình này tiếp diễn. Chính cái chết mới giữ cho bạn nhận biết về cái gì đó bí ẩn, huyền diệu, kì diệu.

Tôn giáo dựa trên việc tìm kiếm vào cái chết, và hiểu cái chết là hiểu tất cả. Kinh nghiệm cái chết là kinh nghiệm tất cả, bởi vì trong kinh nghiệm về cái chết, bạn không chỉ kinh nghiệm cuộc sống ở chỗ cao nhất của nó, tình yêu ở chỗ sâu nhất của nó; trong việc kinh nghiệm cái chết bạn đi vào trong điều thiêng liêng. Cái chết là cánh cửa đi tới điều thiêng liêng. Cái chết là tên của cánh cửa của ngôi đền của Thượng đế. Thiền nhân chết đi một cách tự nguyện.

Có hai loại cái chết. Một là cái chết thường; mọi người đều chết nó. Đó không phải là cái chết của nhà huyền môn. Cái chết thường xảy ra ngược với bạn; bạn đi vào trong nó một cách rất ngần ngại. Bạn không muốn đi vào trong nó, bạn níu bám lấy cuộc sống. Bạn không trở thành sẵn có cho nó, bạn không trở thành cởi mở cho nó. Do đó bạn cứ bỏ lỡ vấn đề.

Nhiều lần bạn đã chết, nhưng mỗi lần bạn chết lại có nhiều điều bị ám ảnh với cuộc sống tới mức bạn không thể thấy được cái chết là gì. Mắt bạn bị hội tụ vào cuộc sống, bạn níu bám lấy cuộc sống. Bạn đằng nào cũng bị chộp ra, và cách duy nhất để chộp bạn ra là làm cho bạn thành vô ý thức.

Khi bác sĩ giải phẫu sắp mổ bạn ông ấy làm cho bạn thành vô ý thức, ông ấy cho bạn thuốc mê. Đó là điều cái chết đã làm trong hàng thế kỉ, từ vĩnh hằng. Nếu bạn không thể đi một cách hân hoan, nhảy múa vào trong nó, thì thuốc mê có sẵn: mọi người trở thành vô ý thức trước khi họ chết. Đó là lí do tại sao bạn không nhớ tới các kiếp quá khứ của mình, bởi vì bạn trở thành vô ý thức sâu tới mức trước khi bạn chết thì chương đó đã trở nên bị đóng lại.

Nếu một người có thể chết đi một cách có ý thức, tỉnh táo, người đó sẽ nhớ kiếp sống quá khứ của mình. Đó là cách Ấn Độ đã khám phá ra rằng không chỉ có một kiếp sống; hàng triệu lần bạn đã sống rồi. Bạn không mới, bạn là kẻ hành hương rất cổ đại. Nhưng mỗi lần bạn chết đi một cách ngần ngại, vô ý thức; do đó bạn quên mọi thứ.

Nhà huyền môn chết một cách tự nguyện. Nhà huyền môn chết trước cái chết thực; ông ấy chết trong thiền. Người yêu biết chút ít về nó bởi vì năm mươi phần trăm của tình yêu là cái chết. Đó là lí do tại sao tình yêu rất gần với thiền. Người yêu biết cái gì đó của tính thiền; vô nhận biết họ đã loạng choạng vào nó. Người yêu biết im lặng, tĩnh lặng. Người yêu biết vô thời gian, nhưng họ đã loạng choạng vào nó - nó đã không là việc tìm kiếm cơ bản của họ.

Nhà huyền môn đi vào trong nó một cách rất có ý thức, một cách có chủ định. Thiền là cái chết toàn bộ, cái chết tự nguyện. Người ta chết trong bản thân mình. Trước khi cái chết tới, nhà huyền môn chết. Ông ấy chết mọi ngày. Bất kì khi nào ông ấy thiền ông ấy đều đi vào cái chết. Ông ấy đạt tới những đỉnh cao đó, những chiều sâu đó, và dần dần, dần dần, khi thiền trở thành tự nhiên, ông ấy bắt đầu sống cái chết. Thế thì từng khoảnh khắc cuộc sống của ông ấy cũng là khoảnh khắc của cái chết. Từng khoảnh khắc ông ấy chết đi quá khứ và vẫn còn tươi tắn, bởi vì khoảnh khắc bạn chết đi quá khứ thì bạn trở thành sống động cho hiện tại.

Ông ấy liên tục chết đi và vẫn còn tươi tắn như giọt sương hay như lá sen vào buổi sáng sớm mặt trời. Sự tươi tắn của ông ấy, sự trẻ trung của ông ấy, vô thời gian của ông ấy, tuỳ thuộc vào nghệ thuật chết. Và thế thì khi cái chết thực tới ông ấy chẳng có gì để sợ, bởi vì ông ấy đã biết cái chết này cả nghìn lần rồi. Ông ấy xúc động, say mê; ông ấy nhảy múa! Ông ấy muốn chết một cách hân hoan. Cái chết không tạo ra sợ hãi trong ông ấy; ngược lại, sự hấp dẫn vô cùng, sức hút lớn lao.

Và bởi vì ông ấy chết đi một cách hân hoan nên ông ấy chết mà không trở nên vô ý thức, và ông ấy biết toàn thể bí mật của cái chết. Biết điều đó, ông ấy có chìa khoá chính có thể mở mọi cánh cửa. Ông ấy có chìa khoá có thể mở cánh cửa của Thượng đế.

Và bây giờ ông ấy biết rằng mình không là một cá nhân tách biệt. Chính ý tưởng về tách biệt là ngu xuẩn. Chính ý tưởng về tách biệt có đó bởi vì ông ấy đã không nhận biết về cái chết. Bạn nghĩ bản thân mình tách biệt như một bản ngã bởi vì bạn không biết cái chết là gì. Nếu bạn biết cái chết, bản ngã sẽ bay hơi. Và khoảnh khắc bản ngã bay hơi bạn bắt đầu cảm thấy toàn thể sự tồn tại.

Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - tập 4"

Thích và không thích

Yên ổn và bất ổn đều bắt nguồn từ ảo tưởng;
với chứng ngộ không có việc thích và không thích.

Tại sao bạn lại thích và tại sao bạn lại không thích? Việc đó xảy ra thế nào mà bạn lại thích điều nào đó và bạn không thích điều nào đó? Làm sao sự phân chia này lại xảy ra?

Bạn đã bao giờ hiểu thấu cơ chế thích và không thích này chưa? Cũng đáng để hiểu thấu nó. Bạn nói, “Mình thích người này và mình không thích người kia.” Sao vậy? Và bỗng nhiên một hôm bạn không thích người này và bạn bắt đầu thích người kia? Tại sao? Cơ chế này là gì? Sao bạn lại thích một người?

Bạn thích một người nếu người đó cho phép bạn làm mạnh thêm bản ngã của bạn. Nếu người đó trở thành một màn ảnh và giúp cho bạn mơ, bạn thích người đó. Bạn thích một người nếu người ấy điều chỉnh theo việc mơ của bạn. Bạn không thích một người nếu người ấy không thích ứng với việc mơ của bạn, nếu người ấy không cho phép bạn mơ. Thay vì thế, ngược lại, người ấy quấy rối. Người ấy không khớp, người ấy không đóng vai trò màn ảnh. Người ấy không thụ động, người ấy trở thành tích cực - bạn không thích. Bạn thích một màn ảnh thụ động, để cho bất kì cái gì bạn mơ thì người kia đơn giản giúp thêm cho nó.

Bạn thích một người bởi vì người đó giúp đỡ cho bản ngã của bạn. Bạn thích một cô gái bởi vì cô ấy nói bạn là người hoàn hảo.

Có lần tôi nghe lỏm hai thanh niên yêu nhau. Họ ngồi gần biển và một đợt sóng lớn lan tới. Và cậu con trai nói, “Lăn nữa đi, những đợt sóng đẹp. Lăn nữa đi, lớn hơn, lớn nữa và lớn nữa.” Và chúng trở thành ngày một lớn mãi.
Và cô gái nói, “Tuyệt diệu! Biển tuân lệnh anh.”

Bạn sẽ thích người này. Và nếu ai đó giúp cho bản ngã bạn, thì bạn sẵn sàng giúp cho bản ngã người ấy để đáp lại.

Bạn thích một người khi mọi thứ ăn khớp. Đấy là sự thu xếp lẫn nhau. Khoảnh khắc người này bắt đầu theo ý mình, hay cái gì đó không khớp, hay người này cứng rắn, hay người này đã bắt đầu chi phối, hay người này bắt đầu sở hữu, hay người này bắt đầu động chạm tới bản ngã bạn...
Và đó là điều sẽ xảy ra, bởi vì người đó thích bạn không phải bởi vì bản ngã bạn được làm mạnh thêm - người đó thích bạn bởi vì bản ngã của người đó được làm mạnh thêm. Người đó thích bạn bởi vì cái ta riêng của người đó, cái bản ngã, còn bạn thích bởi vì cái ta của bạn được làm mạnh thêm. Mục đích của các bạn là khác. Cho nên kiểu thu xếp này không thể tiếp diễn mãi được. Và mục đích của các bạn không chỉ khác biệt, chúng còn đối kháng, bởi vì chỉ một người mới có thể là thầy và cả hai đều cố gắng là thầy.

Ban đầu họ sẽ rất dịu dàng bởi vì lãnh thổ còn chưa được biết tới. Dần dần, khi mọi thứ được cố định lại, họ sẽ trở thành ngày càng cứng rắn hơn, sở hữu hơn, chi phối hơn, càng ngày càng hung hăng hơn với người kia. Và thế thì bạn bắt đầu không thích. Bạn ghét người bằng mọi cách lôi bạn từ trên cao xuống. Bạn yêu người làm cho bạn cao lên.

Bản ngã liên tục khổ sở từ phức cảm tự ti. Bởi vì điều này mà người đàn ông sẽ yêu người đàn bà này, người đàn bà kia, hàng nghìn đàn bà. Anh ta có thể trở thành Don Juan, bởi vì mọi lần, chỉ lúc bắt đầu, người đàn bà đó có ích. Đó là mưu kế, mưu kế đàn bà. Chỉ lúc bắt đầu, người đàn bà có ích cho bạn. Nhưng lúc cô ấy cảm thấy bây giờ bạn không thể thoát được, bạn bị tóm gọn, thì cô ấy bắt đầu chi phối bạn.

Bạn sẽ muốn chinh phục nhiều phụ nữ, nhưng chỉ lúc ban đầu. Bạn thấy đấy, mọi chuyện tình đều đẹp lúc ban đầu. Rất khó khăn, hiếm hoi mới tìm ra chuyện tình đẹp đến cuối. Và nếu bạn có thể tìm được cái gì đó, thế thì bạn biết chuyện này đã thực sự là chuyện tình.

Cái cuối cùng sẽ chứng minh nó, không phải cái bắt đầu, bởi vì lúc đầu mọi chuyện tình đều đẹp, nhưng chỉ lúc bắt đầu - bởi vì cả hai đều ngoại giao, cả hai đều phô ra khuôn mặt đẹp của mình cho người kia, quyến rũ, chỉ là phần chào bán. Nhưng khi hàng hoá được bán xong thì các khuôn mặt thay đổi, thế thì cái thực mới tới, thế thì bản ngã hung hăng mới bắt đầu làm việc. Đó là điều thực mà xảy ra ở cuối.

Điều thực bao giờ cũng tới ở cuối, không bao giờ ở đầu, bởi vì lúc đầu cả hai đều cố gắng lại gần và gần hơn nữa. Một khi tới gần rồi, khi mọi thứ được cho không, thế thì cái thực mới bùng ra.

Tại sao bạn lại thích một người? Tại sao bạn lại thích một vật? Hãy gạt người sang bên đã - sao bạn lại thích một vật? Thậm chí vật dụng cũng giúp cho bản ngã bạn. Nếu hàng xóm bạn mua chiếc xe lớn hơn thì bạn phải mua chiếc xe lớn hơn nữa, bởi vì vấn đề không phải là ở chiếc xe. Chiếc nhỏ hơn có thể thuận tiện hơn, thích hợp hơn cho giao thông hiện đại; ít rắc rối hơn với chiếc xe nhỏ hơn. Chiếc xe lớn hơn thì rắc rối hơn, đắt hơn, bạn thậm chí không thể mua nổi nó - nhưng nếu nhà hàng xóm đã mua chiếc xe lớn thì bạn phải mua chiếc xe lớn. Bạn thích nó. Tại sao bạn lại thích nó? Tất cả việc thích của bạn đều bắt nguồn từ bản ngã: xe lớn hơn có danh tiếng hơn.

Chuyện đã xảy ra:

Có lần ông chủ của Mulla Nasruddin yêu cầu anh ta vào văn phòng ông ấy và ông ta giận lắm. Ông ta cho anh ta ngồi lên thảm và nói, “Nasruddin, thế này thì quá lắm! Tôi hiểu rằng đêm qua sau bữa tiệc văn phòng, anh đã đáp chiếc xe cút kít và đi nó trên phố chính của thành phố. Anh không hiểu rằng theo cách đó thì danh tiếng của công ti sẽ bị mất sao?”

Nasruddin nói, “Tôi chẳng để ý dù chỉ một ý nghĩ tới điều đó, bởi vì ông đang đứng trên chiếc xe cút kít đó. Chúng ta cả hai đều say, cho nên tôi nghĩ chẳng có vấn đề danh tiếng gì cả - thậm chí ông chủ cũng có đó trên chiếc xe cút kít - cho nên tôi mới đi một vòng phố chính. Mọi người đều hạnh phúc, và mọi người đều thích lắm.”

Danh tiếng - bạn quên đi danh tiếng chỉ khi bạn ngây ngất, thế thì bạn làm những điều ngu xuẩn. Nhưng cũng hay để hiểu điều này. Danh tiếng phải là điều gì đó như rượu, bởi vì chỉ khi bạn đang ngây ngất thì bạn mới quên điều đó. Nếu không thì bạn bao giờ cũng đi tìm danh tiếng, sự kính trọng, sự tôn kính.

Bạn thích một vật bởi vì nó đem lại danh tiếng. Bạn thích ngôi nhà bởi vì nó đem lại cho bạn danh tiếng. Nó có thể không thuận tiện, có thể không thoải mái. Bạn hãy nhìn đồ đạc hiện đại - chẳng thoải mái chút nào, nhưng ai thích đồ đạc cũ trong nhà? Đồ đạc hiện đại còn hơn, không thoải mái hơn đồ đạc cũ, nhưng nó hiện đại. Nó đem lại danh tiếng. Bất kì cái gì đem lại danh tiếng đều là rượu cả, nó cho bạn sự say sưa. Bạn cảm thấy mình mạnh mẽ.

Nhưng tại sao lại có sự khao khát về quyền lực? Và hãy nhớ, nếu bạn khao khát quyền lực thế thì bạn sẽ không bao giờ đạt tới chân lí. Đôi khi bạn cũng gõ cửa Thượng đế để xin quyền lực - nhưng thế thì bạn gõ sai cửa. Chỉ những người đã trở thành hoàn toàn nhận biết rằng quyền lực, việc tìm kiếm quyền lực, là điên khùng, nó là cơn điên, mới có thể đạt tới cánh cửa đó.

Bạn thích và không thích theo bản ngã. Nếu không có bản ngã, thì cái thích hay không thích sẽ ở đâu? Chúng đơn giản biến mất. Bạn sẽ không có tâm trí phân chia bao giờ cũng thích hay không thích và tạo ra các phương án. Khi bạn thấy thoải mái với bản thân mình... và bản ngã thì chẳng bao giờ thoải mái với bản thân mình cả. Đó là sự rối loạn thường xuyên, bởi vì bản ngã phải nhìn khắp xung quanh và có hàng triệu người.
Ai đó khác mua chiếc xe lớn hơn, thế thì phải làm gì? Ai đó đi và tìm được người vợ đẹp hơn, thế thì phải làm gì? Ai đó khoẻ mạnh hơn bạn, thế thì phải làm gì? Ai đó có đôi mắt đẹp hơn bạn, thế thì phải làm gì? Ai đó thông minh hơn, tinh ranh hơn, có nhiều tiền hơn... Và hàng triệu người tất cả bao quanh bạn, và bạn đang trong cạnh tranh với mọi người. Bạn sẽ phát điên! Điều này là không thể được. Bạn không bao giờ có thể đi tới khoảnh khắc mà bạn có thể cảm thấy hài lòng. Làm sao khoảnh khắc đó là có thể? Ngay cả đến hoàng đế...

Tôi đã từng nghe, có lần chuyện xảy ra:

Alexander đang cố gắng để với tới bức tranh treo trên tường. Bức tranh bị treo lệch cho nên ông ta muốn chỉnh lại nó, nhưng ông ấy không thể với tới nó bởi vì Alexander là người nhỏ, chỉ khoảng hơn mét sáu. Cận vệ của ông ấy cao gần hai mét; anh ta lập tức với tới bức ảnh và chỉnh lại nó. Nhưng Alexander bị chạm tự ái, rất tự ái.
Viên cận vệ nói, “Tâu bệ hạ, bất kì khi nào bệ hạ muốn làm những việc như vậy, xin hãy bảo thần. Thần lớn hơn bệ hạ.”
Alexander nói, “Lớn hơn ư? Không! Cao hơn... nhưng lớn hơn sao? Không!”
Và bất kì khi nào Alexander thấy một người cao hơn mình - và ông ta phải thấy bởi vì nhiều lính cao hơn ông ta - ông ta sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Bạn có thể có cả thế giới, nhưng một người ăn xin có thể cao hơn bạn và thế thì toàn bộ thế giới này bị mất, bạn là cái không. Bạn có thể trở thành hoàng đế, nhưng một kẻ ăn xin có thể hát hay hơn bạn. Bạn không thể sở hữu tất cả mọi thứ. Bất kì cái gì bạn sở hữu đều sẽ không đem lại cho bạn sự mãn nguyện. Tâm trí, bản ngã, bao giờ cũng sẽ cảm thấy không được đáp ứng.

Việc thích và không thích là bởi vì bản ngã, còn bản ngã lại khổ sở nhiều. Khi không có bản ngã thì không có vấn đề thích hay không thích. Bạn đi vào trong thế giới này giống như làn gió. Bạn không chọn rằng, “Mình định lên bắc,” bạn không có bất kì việc thích, không thích nào. Dù tự nhiên có đưa bạn tới đâu, bạn cũng trong buông bỏ. Nếu tự nhiên thổi về hướng bắc, thì gió thổi về hướng bắc. Nếu tự nhiên thay đổi và bắt đầu thổi về hướng nam, thì gió sẽ thổi về hướng nam. Nó không có sự chọn lựa riêng của mình.

Con người của Đạo không có chọn lựa về phần mình. Dù dòng sông đưa người đó tới đâu, người ấy cũng đi với nó. Người ấy chưa bao giờ đi ngược lại dòng sông, người ấy chưa bao giờ đấu tranh với nó. Người ấy không có chọn lựa, người ấy không có cái thích hay không thích. Bạn thậm chí có thể cảm thấy rằng người ấy có cái thích và cái không thích bởi vì bạn không thể hiểu được. Bạn có thể cảm thấy rằng đám mây này đang đi về phía bắc: bạn có thể diễn giải rằng đám mây này đang bay về hướng bắc bởi vì nó có sự chọn lựa, nó đã chọn đi về hướng bắc. Nhưng bạn sai; đám mây không có chọn lựa. Nó nhất định không đi đâu cả, nó không có định mệnh. Nó đơn giản bay đi bởi vì toàn thể tự nhiên đang đi theo hướng đó. Nó đã không chọn điều đó. Việc chọn lựa vẫn còn lại với cái toàn thể; việc thích, không thích, vẫn còn lại với cái toàn thể - đấy không phải là việc của nó chút nào. Nó không lo nghĩ. Và dù ở bất kì đâu thì đám mây cũng đạt tới mục tiêu. Không có mục tiêu tiền định; bất kì nơi đâu nó đạt tới đều là mục tiêu. Thế thì có sự mãn nguyện dù bạn ở bất kì đâu.

Nhưng tâm trí sẽ cứ diễn giải theo luật riêng của nó. Nếu bạn tới vị Phật, bạn sẽ cảm thấy rằng ông ấy cũng thích và không thích và bạn sẽ sai, bởi vì bạn sẽ diễn giải ông ấy theo tâm trí bạn. Đôi khi ông ấy sẽ đi lên bắc và bạn sẽ nói rằng ông ấy phải đã chọn lựa, nếu không thì tại sao? Tại sao lại đi lên bắc? Đôi khi ông ấy sẽ chú ý tới một người nhiều hơn bạn; bạn sẽ nghĩ ông ấy phải đã chọn lựa: “Tại sao? Nếu không thì tại sao ông ấy lại không chú ý như thế với mình?” Và tôi bảo bạn: ông ấy đã không chọn lựa, đấy chính là cái toàn thể quyết định. Ông ấy không còn là nhân tố quyết định nữa, ông ấy chỉ là đám mây.

Nếu ông ấy chú ý nhiều tới một người, điều đó đơn giản có nghĩa là sự chú ý ấy đi theo cách đó như một đám mây. Người đó có thể đang cần nhiều hơn, người đó có thể trống rỗng hơn và hấp dẫn sự chú ý hơn. Cũng hệt như nếu bạn đào một cái hố trong đất, thì cái hố sẽ kéo nước chảy về nó, bởi vì nước chảy xuống. Nếu người đó thiền nhiều hơn, Phật sẽ chú ý nhiều hơn - nhưng bạn hãy nhớ, ông ấy không chú ý tới điều đó, điều đó đã bị hấp dẫn. Đấy là một hiện tượng tự nhiên đơn giản. Đấy không phải là chọn lựa của ông ấy hay thích và không thích.

(Tín Tâm Minh: Sách về cái không)

Tuesday 24 October 2017

Lão Giáo

Chương 8
Lão Giáo

Giữa hai nền tư tưởng quan trọng nhất của Trung Quốc, Khổng giáoLão giáo, thì Lão giáo hướng về đạo học nhiều hơn và có tầm quan trọng hơn đối với sự so sánh của chúng ta về nền vật lý hiện đại. Cũng như Ấn Độ giáoPhật giáo, Lão giáo quan tâm hơn đến tri thức phát kiến bằng trực giác hơn tri thức do suy luận mà có.
Nhận thức được giới hạn và tính tương đối của đầu óc suy luận, Lão giáo thực racon đường dẫn đến sự giải thoát ra khỏi thế gian này và trong điểm này thì Lão giáo có thể so sánh với con đường của du - già và của Vedanta trong Ấn Độ giáo hay Bát chính đạo trong Phật giáo. Với cách nhìn của văn hóa Trung Quốc thì giải thoát trong Lão giáo có nghĩa là sự giải thoát ra khỏi quy tắc nghiêm nhặt của quy ước. Thái độ nghi ngờ của Lão giáo về tri thức và về cách lý luận quy ước lớn hơn bất kỳ một trạng thái nào của triết học phương Đông. Nó được xây dựng trên niềm tin rằng, đầu óc suy luận của con người không bao giờ hiểu được Đạo. Trang Tử nói: Cái biết lớn nhất cũng chưa chắc biết, cái lý luận chẳng làm cho con người minh triết hơn. Chân nhân quyết định chống lại hai phương pháp đó.
Sách của Trang Tử chứa đầy những đoạn mang chủ trương của Lão giáo, coi nhẹ vai trò của lý luậnthảo luận, thí dụ:
Con chó sủa hay chưa phải là con chó tốt; người nói hay chưa chắc là người hiền.
Hay:
Một khi biện luận là chỉ thấy được phiến diện.
Lão giáo xem mọi thảo luận logic cũng như nhãn hiệu và đạo lý xã hộithế giới giả tạo của người đời. Họ không quan tâm gì đến thế giới này, mà chỉ tập trung quan sát thế giới tự thiên để tìm hiểu tính chất của Đạo. Vì thế mà họ phát triển thành một thái độ khoa học và chỉ sự nghi ngờ sâu xa của họ về các phương pháp phân tích đã cản họ không thiết lập những lý thuyết khoa học đúng nghĩa. Nhưng không vì thế mà họ không quan sát thiên nhiên một cách kỹ lưỡng, phối hợp với một trực giác tâm linh mạnh mẽ và điều đó đưa các nhà đạo học Lão giáo đến những tầm nhìn sâu xa, được nhiều lý thuyết khoa học hiện đại thừa nhận.
Một trong những nhận thức quan trọng nhất của Lão giáo là sự biến thiên và thay đổi là đặc tính chủ yếu của thiên nhiên. Một câu nói của Trang Tử cho thấy rõ tầm quan trọng then chốt của sự biến đổi đã được nhận thức khi quan sát thế giới sinh cơ.
Trong sự trưởng thànhbiến đổi mọi vật thì mỗi mầm mống, mỗi tính chất đều có dạng hình thích hợp với nó. Qua đó ta thấy sự sinh thànhhoại diệt từng bước của dạng hình đó, thấy dòng chảy liên tục của sự biến dịch.
Trong mọi biến dịch, Lão giáo thấy đó là hiện thân của sự tác động hai cực âm dương và như thế họ tin rằng trong mọi cặp mâu thuẫn hai đối cực tương tác lên nhau một cách năng động. Tư duy phương Tây thật khó chấp nhận tính nhất thể này của mọi cặp đối lập. Đối với chúng ta là một sự nghịch lý khi mọi kinh nghiệmgiá trịchúng ta xem là đối lập, cuối cùng chỉ là những mặt của một cái duy nhất. Thế nhưng tại phương Đông, muốn đạt giác ngộ, điều quan trọng là, phải biết “vượt lên những mâu thuẫn thế gian”, và tại Trung Quốc thì mối liên hệ giữa các cực của các mâu thuẫn nằm ngay trong nền tảng của tư duy Lão giáo. Trang Tử nói:
Bên này” cũng là “Bên kia”. “Bên kia” cũng là “Bên này”. Cốt tủy đích thực của đạo là khi “bên này”, “bên kia” không còn mâu thuẫn nữa. Chỉ cái cốt tủy này, như một cái trục, là tâm điểm của vòng tròn và trả lời mọi thay đổi không ngừng.
Từ cái nhìn, mọi vận hành của Đạo là một sự tương tác liên tục giữa các cặp mâu thuẫn, Lão giáo rút ra hai quy tắc cơ bản cho thái độ con người. Muốn đạt cái gì thì người ta phải bắt đầu với cái ngược lại. Lão Tử nói:
Hòng muốn thu rút đó lại,
Là sắp mở rộng đó ra.
Hòng muốn làm yếu đó,
Là sắp làm đó mạnh lên
Hòng muốn vứt bỏ đó
Là sắp làm hưng khởi đó.
Hòng muốn cướp đoạt đó,
Là sắp ban thêm cho đó,
ấy gọi là ánh sáng huyền vi.
Ngược lại khi muốn giữ điều gì, ta nên để cho cái ngược lại được tồn tại:
Cái gì cong thì lại ngay;
Cái gì sâu thì lại đầy;
Cái gì cũ thì lại mới.
Đó là cách sống của thánh nhân, người đứng trên một bình diện cao hơn, từ đó mà tính tương đối và sự liên hệ đối cực của các cặp mâu thuẫn đã được nhận thức rõ ràng. Trước hết và trên hết, những cặp mâu thuẫn này cũng hàm chứa khái niệm của tốt - xấu, chúng cũng liên hệ với nhau như âm - dương. Khi đã nhận thức sự tương đối của tốt - xấu và như thế là cả mọi quan niệm về đạo đức, thánh nhân Lão giáo không còn hướng tới cái thiện mà chủ trương giữ một thế cân bằng năng động giữa tốt và xấu. Trang Tử nói rõ điều này:
Nghe nói: “Sao lại bỏ điều phải không làm, không tôn trọng nó, rồi lại cũng không làm điều trái” và “sao lại không theo người trị nước giỏi, không tôn thờ họ, rồi lại cũng không theo kẻ soán nghịch”, nói như thế là không hiểu gì về nguyên lý trời đất và tính chất vạn vật. Nói thế như là theo trời, thờ trời mà bỏ đất; như là theo dương thờ dương mà bỏ âm. Đường đi như thế là hỏng”.
Điều đáng ngạc nhiên là trong thời mà Lão Tửmôn đệ của Ngài phát triển thế giới quan của mình thì những đặc điểm chủ yếu của Lão giáo cũng được một người truyền dạy tại Hy Lạp, giáo lý của người đó ta chỉ biết ít ỏi và ngày nay còn bị hiểu lầm. Người Hy Lạp theo đạo Lão đó là Heraclitus.
Ông cùng quan điểm với Lão Tử là không những nhấn mạnh tính biến động khôn ngừng bằng câu nói nổi tiếng Tất cả đều trôi chảy mà cùng một cách nhìn là mọi biến động có tính tuần hoàn. Ông so sánh trật tự của thế giới với một “ngọn lửa trường cửu, cháy có định mức, tắt có định mức”, một hình ảnh tương tự như cách nhìn Lão giáo về tác động tuần hoàn của âm dương.
Người ta dễ thấy, quan niệm biến động là một tương tác giữa hai cực đối lập đã dẫn Heraclitus và Lão Tử tới sự khám phá rằng, mọi mâu thuẫn có tính hai cực và thống nhất với nhau. Người Hy Lạp này nói triều lên hay xuống cũng chỉ là một, và “Thượng đế là ngày - đêm, là đông - xuân, là hòa- chiến, là đói - no”. Như các nhà Lão giáo, ông xem mỗi cặp đối lậpnhất thể và biết rõ tính tương đối của những khái niệm này. Lời của Heraclitus: “Cái lạnh sẽ nóng dần lên, cái nóng nguội đi, cái ướt khô dần, cái khô thành ướt”, nhắc ta nhớ lời Lão Tử: “Khó và Dễ cùng thành, Cao và Thấp cùng chiều, Giọng và Tiếng cùng họa, Trước và Sau cùng theo”.
Lạ thay sự đồng qui lớn này về thế giới quan của hai nhà hiền triết sống vào thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên được ít người biết đến. Heraclitus được nhắc nhở lại trong nền vật lý hiện đại nhưng không có một ai nói về Lão Tử. Thế nhưng, theo ý kiến tôi, chính nơi đây cho thấy rõ nhất sự tương đồng giữa quan điểm của Ngài và nền vật lý hiện đại.
Khi nói về khái niệm biến dịch của Lão Tử, chúng ta cần làm rõ là sự biến dịch này không nên xem là hệ quả của một lực mà là khuynh hướng chung, bao gồm mọi vậttình trạng. Sự vận động của đạo không phải do ai tác động mà thành, mà là khuynh hướng hồn hậu tự nhiên. Nguyên lý tác động trong Lão giáo là sự hồn nhiên và vì con người cũng phải thuận theo Đạo nên sự hồn nhiên là một đặc tính của hành động con người. Thuận theo thiên nhiên mà làm đối với Lão giáo có nghĩa là làm một cách hồn nhiên, tùy thuận tự tính. Lão giáo cho rằng cần tin theo trí tuệ trực giác nằm sẵn trong đầu óc con người, cũng như qui luật của biến dịch nằm sẵn trong mọi xung quanh chúng ta.
Hành động của thánh nhân Lão giáo như thế phát xuất từ tuệ giác trực tiếp, hồn nhiênhòa hợp với xung quanh. Người đó không cần phải ép buộc chính mình hay bất cứ cái gì xung quanh, mà chỉ làm cho hành động phù hợp với vận động của Đạo. Hoài Nam Tử nói:
Cứ theo trật tự tự nhiên, cứ trôi theo dòng của Đạo.
Cách hành động này được triết lý Lão giáo gọi là vô vi, một từ có nguyên nghĩa là không làm gì và được Joseph Needham dịch là không có hành động gì ngược lại với tự nhiên. Ông cho rằng dịch như thế mới đúng và trích lời Trang Tử:
Vô vi khôngnghĩa không làm gì và câm lặng. Tất cả đều phải làm, làm cái thiên nhiên làm, làm cho thiên nhiên vui lòng.
Khi không làm những gì ngược với tự nhiên hay nói như Needham: đừng ngược đường đi của sự vật thì người ta hòa hợp với đạo và hành động mang lại thành quả. Đó là ý nghĩa câu nói xem ra bí hiểm của Lão Tử: “không làm mà không có gì là không làm (vô vi nhi vô bất vi)". Cặp đối cực âm - dương không phải chỉ là nguyên lý nền tảng của toàn bộ văn hóa Trung quốc. Khổng giáo có tính suy luận, nam tính, hoạt động và tỏ lộ. Lão giáo ngược lại nhấn mạnh tính chất trực giác, nữ tính, huyền vimềm mỏng. Lão Tử nói: “Đừng biết rằng mình biết, đó là hay” và “Thánh nhân làm mà không hành động, dạy mà không dùng lời”. Lão giáo cho rằng khi trở lại tính âm, tính mềm yếu của tự tính con người thì dễ sống một cuộc đời hòa hợp với Đạo hơn. Cứu cánh đó được Trang Tử nói rõ nhất khi mô tả về một thiên đường Lão giáo:
Trước khi sự hỗn loạn xảy ra, người thời xưa có một sự yên tĩnh, sự yên tĩnh của toàn thế giới. Thời đó Âm và Dương còn hòa hợp và tĩnh lặng; sự tĩnh lặng và vận động điều hòa nhau, không chướng ngại; bốn mùa đúng giờ giấc, tuyệt không một vật xảy ra không đúng thời, tuyệt không sinh linh nào chết trước thời hạn. Thời đó con ngườiđủ khả năng hiểu biết mọi việc nhưng họ không hề sử dụng đến khả năng đó. Đó là điều mà ta gọi là nhất thể tuyệt đối. Thời đó không có hành động gì cả, tất cả chỉ là sự biểu hiện liên tục của tính hồn nhiên. 

Đạo của Vật lí
https://thuvienhoasen.org/p75a4424/chuong-8-lao-giao

tôi tìm thấy Tôi